Nhớ hoài món thịt chuột đồng - đặc sản miền Tây
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.Phạt người đăng thông tin sai sự thật về vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Khác với không khí đầu ngày, lượng khách hàng vào các cửa hàng của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM) và cửa hàng PNJ Hai Bà Trưng (Q.1, TP.HCM) ngày càng đông hơn. Khách tập trung mua những sản phẩm vàng Thần tài, Ất Tỵ, nhẫn với khối lượng 1 - 2 chỉ lấy hên ngày Thần tài là chính.Tại tiệm vàng Mi Hồng (Q.Bình Thành, TP.HCM) sáng 7.2, khách hàng xếp hàng tràn ra ngoài đường để vào mua vàng. Đoạn đường Vũ Tùng – Bùi Hữu Nghĩa (ngay chợ Bà Chiểu) có lúc kẹt đường, lực lượng trật tự địa phương đến để điều phối giao thông.So với đầu ngày, giá vàng trong nước cũng tăng nhanh. Vàng miếng SJC tăng thêm 300.000 đồng mỗi lượng, nâng mức tăng so với hôm qua lên 400.000 đồng/lượng. Các công ty kinh doanh vàng như SJC, PNJ, Doji… mua vào vàng miếng SJC với giá 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng.Trong khi đó, giá vàng nhẫn có tốc độ tăng giá nhanh hơn, từ 400.000 - 700.000 đồng mỗi lượng. Trưa ngày 7.2, giá vàng nhẫn 4 số 9 tại Công ty Bảo Tín Minh Châu lên 86,8 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 90,25 triệu đồng. Tập đoàn Doji mua vào với giá 86,6 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 86,7 triệu đồng, bán ra 90,1 triệu đồng… Do giá vàng ở mức cao nên sức mua vàng trong sáng mùng 10 Tết Ất Tỵ vẫn không bằng năm ngoái. Chị Thanh Nguyên (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mua 1 chỉ vàng nhẫn cho biết, giá vàng năm nay cao hơn mọi năm nên chỉ mua 1 chỉ thay vì 2 chỉ. Ghi nhận của chúng tôi ở các cửa hàng SJC, PNJ, các tiệm vàng quanh khu vực chợ Tân Định, chợ Bến Thành…, số lượng khách hàng đến mua vàng cũng giảm hơn mọi năm. Phía Công ty PNJ cho biết do hôm nay là ngày vía Thần tài, ngày đặc biệt nên các cửa hàng công ty hoạt động xuyên trưa và làm đến khuya, khi nào hết khách mới nghỉ. Những năm trước đây, có nhiều cửa hàng hoạt động đến 11-12 giờ khuya mới đóng cửa.
Chiến sự Ukraine ngày 755: Nga sơ tán tại Belgorod, Kyiv chờ liên minh thiết giáp
Trên một số thiết bị hiện nay, các cổng USB được mã hóa màu sắc để chỉ ra thông số kỹ thuật và tốc độ tối đa mà chúng có thể hỗ trợ trong việc sạc hoặc truyền dữ liệu.Cụ thể, cổng USB 2.0 thường có màu đen và có tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 480 Mbps. Trong khi đó, cổng USB màu xanh lam thường chỉ ra rằng đó là cổng USB 3.0, với khả năng truyền dữ liệu nhanh lên tới 5 Gbps. Điều này cho phép người dùng lựa chọn cổng phù hợp khi cần truyền tải các tệp lớn.Ngoài hai màu sắc phổ biến này, các cổng USB mới hơn cũng xuất hiện với nhiều màu sắc khác. Chẳng hạn cổng USB màu xanh ngọc tương ứng với USB 3.1 Gen 2 có tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10 Gbps. Cổng USB màu đỏ có thể liên quan đến cả USB 3.1 Gen 2 và USB 3.2, với khả năng truyền dữ liệu nhanh tới 20 Gbps.Đặc biệt, một số thiết bị có cổng USB màu cam khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của chúng. Để rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cổng USB này.Trước tiên, người tiêu dùng cần biết rằng không có quy chuẩn mã màu chính thức nào được tất cả nhà sản xuất tuân theo, nhưng cổng USB màu cam thường được hiểu là cổng USB 3.0 có khả năng sạc thiết bị. Nhiều nhà sản xuất đồng thuận rằng đây là cổng "luôn bật", cho phép sạc thiết bị ngay cả khi máy tính đang ở chế độ ngủ. Điều này rất hữu ích cho việc sạc các thiết bị như smartphone, tablet hay tai nghe.Ngoài ra, một số sản phẩm còn có cổng USB Qualcomm màu cam, được dán nhãn "QC3.0", nhằm ám chỉ đến khả năng sạc nhanh. Một số nhà sản xuất cũng sử dụng màu cam để chỉ ra rằng cổng USB có "độ bám giữ cao", nghĩa là thiết bị được cắm vào có thể cần thêm nỗ lực để tháo ra, điều này thường áp dụng cho các hub USB trong môi trường công nghiệp.Tóm lại, việc hiểu rõ ý nghĩa của các màu sắc cổng USB không chỉ giúp người dùng tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị mà còn nâng cao trải nghiệm công nghệ hằng ngày.
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Đồng Tháp - vùng đất dễ gây thương nhớ
Ngày 11.2, liên quan đến vụ chém người tử vong tại H.Bù Đốp vào rạng sáng 10.2, Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.Trước đó, như tin Thanh Niên đã đưa, đêm 9.2, bà Hoàng Thị T. (40 tuổi, ngụ H.Bù Đốp) xảy ra mâu thuẫn với chồng cũ tên Hải (ngụ xã Tân Tiến, H.Bù Đốp). Khi biết được chuyện, khoảng 0 giờ ngày 10.2, ông Phạm Văn N. (39 tuổi, chồng bà T.) cùng một số người kéo đến nhà Hải để giải quyết mâu thuẫn.Tại đây, nhóm của ông Phạm Văn N. bất ngờ xảy ra đánh nhau với nhóm của Nguyễn Hữu Nghĩa (42 tuổi, em trai của Hải). Trong lúc giằng co, Nghĩa cầm dao chém nhiều nhát vào người Phạm Văn N. khiến ông này gục ngã xuống đất.Vào cuộc điều tra, cơ quan công xác định Nghĩa là nghi phạm liên quan vụ án và ra lệnh bắt khẩn cấp đối với người này, đồng thời tiếp tục triệu tập những người liên quan để xác minh, xử lý.Bước đầu, Nghĩa khai nhận, do thấy Phạm Văn N. cầm nón bảo hiểm đánh em gái của mình, nên tức giận chạy vào nhà lấy dao đuổi theo chém khiến nạn nhân tử vong.Vụ việc chém người tử vong đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.